Ô nhiễm không khí đang đe dọa sức khỏe của 2 tỷ trẻ em trên toàn thế giới
Một con số quá bất ngờ và sửng
sốt, khiến các quốc gia phải ngay lập tức bắt tay vào khắc phục nếu không muốn
tương lai trở nên tăm tối, ảm đạm.
Theo
một công bố mới nhất từ UNICEF, hầu hết mọi trẻ em trên thế giới đều phải tiếp
xúc với bầu không khí chưa đủ tiêu chuẩn so với mức độ trong lành đặt ra bởi Tổ
chức Y tê Thế giới (WHO). Nghe có vẻ khó tin nhưng con số cụ thể đã chỉ ra rằng
2 tỉ trong số 2,26 tỉ trẻ em đang phải sống trong môi trường như vậy, với 300
triệu em phải chịu đựng mức ô nhiễm lớn gấp 6 lần mức an toàn của WHO.
Từ
những bằng chứng xác thực trước đó, nếu không khí chứa hàm lượng lớn hơn 10
microgam bụi/m3 thì sẽ được coi là không
an toàn. Hậu quả gây ra có thể vô cùng nghiêm trọng, dẫn đến các vấn đề nguy
hiểm về hô hấp. Càng hít thở nhiều, đặc biệt là đối với trẻ em đang trong quá
trình phát triển, rủi ro càng cao. Hệ miễn dịch của trẻ em yếu hơn nhiều so với
người trưởng thành, đồng thời đường hít thở cũng dễ bị tác nghẽn hơn.
Ô
nhiễm không khí khiến 1 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết vì bệnh viêm phổi mỗi
năm.
"Các
nhân tố ô nhiễm không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến phổi của trẻ em mà còn đi
theo đường máu và tác động xấu tới cả não bộ. Do đó, không bao giờ chúng ta
được phép thờ ơ với vấn đề này",
Anthony Lake, đại diện cấp cao tại UNICEF phát biểu.
Khoảng
1 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết vì bệnh viêm phổi mỗi năm, một nửa trong số đó
được chẩn đoán là do hít thở không khí ô nhiễm.
Công bố
trên cũng là một phần được đem ra thảo luận tại kỳ họp lần thứ 22 của COP do
UNICEF kêu gọi các quốc gia cùng chung tay chống lại hậu quả của ô nhiễm không
khí. Nếu tuân theo những tiêu chuẩn và chỉ dẫn của WHO, tỷ lệ tử vong mỗi năm
trên toàn thế giới có thể giảm đi 2,1 triệu người.
Tất
nhiên, để làm được điều đó cần cả một quá trình gian nan và đầy thử thách. Cứ 8
người thì 1 người chết vì hít thở không khí ô nhiễm trong năm 2012, và con số
đó sẽ gấp đôi đến năm 2050 nếu không có giải pháp nào được đưa ra.
Nguyên
nhân chính gây nên hậu quả này là khí thải của phương tiện giao thông và chất
đốt. Nám Á là địa điểm có mức độ ô nhiễm cao nhất khi 620 triệu trẻ em bị ảnh
hưởng, theo sau đó là 520 triệu trẻ em ở châu Phi và 450 trẻ em ở Đông Á.
Nhận xét
Đăng nhận xét