Những cấm kị nên biết khi tặng tiền lì xì
Lì
xì là một tục lệ đẹp trong dịp Tết Nguyên đán ở nhiều nước châu Á. Tuy nhiên,
không ít người chú ý đến những việc nên và không nên khi tặng bao lì xì.
1. Bao lì xì nên để số tiền chẵn để tượng trưng cho ý nghĩa tốt
lành
Để
số lượng tiền chẵn bên trong phong bao lì xì vào dịp Tết mang ý nghĩa may mắn
hơn là tiền lẻ. Tương tự
cũng như vậy khi bạn bỏ tiền mừng đám cưới hay sinh nhật. Thậm chí, nhiều người
chuộng để số tiền lộc phát như 88, 168 hay 168.
2.
Nhét tiền mới trong phong bao lì xì
Sử
dụng tiền mới đại diện cho một sự khởi đầu tươi mới. Nó thể hiện sự thành tâm cầu chúc cho trẻ em,
người già một năm mới tràn ngập những điều tốt đẹp, bỏ lại sau lưng những việc
không hay của năm cũ.
3.
Không sử dụng bao lì xì cũ
Nhiều chị em hay giữ lại phong bao lì xì
của con để tái sử dụng vào năm sau. Đó là lí do năm nay là năm con Khỉ mà có
thể bạn nhận được phong bao con Ngựa hay con Dê, thậm chí còn in hẳn số năm rõ
ràng. Điều này là một sự thiếu tôn trọng khi bạn đem đồ cũ tặng trong năm mới,
cũng như không coi trọng người nhận.
4.
Chỉ sử dụng phong bao màu đỏ
Theo truyền thống, màu đỏ mang năng lượng
dương, là biểu tượng của hạnh phúc, may mắn và tài lộc. Trong dịp năm mới, từ
nhà cửa, đồ trang trí, món ăn, quần áo,...mọi người đều chọn màu đỏ để hòa hợp
với khí trời đầu xuân. Trên thực tế, ý nghĩa của việc tặng bao lì xì là chiếc
phong bao màu đỏ, chứ không phải tiền bạc bên trong. Vì vậy, hãy lựa đúng màu
sắc phong bao may mắn. Bạn đừng cố chơi trội khi mua những loại bao lì xì màu
sắc khác lạ.
5. Không nên mở phong bao lì xì trước mặt người tặng
Trong văn hóa Á Đông, mở bất cứ món quà nào
trước mặt người tặng cũng được coi là thiếu lịch sự. Tương tự như vậy, bạn nên
dặn trẻ không nên mở ngay phong bao lì xì trước mặt người tặng. Đã có không ít
trường hợp cả hai bên phụ huynh đều xấu hổ khi bé vùng vằng vì tiền lì xì quá
ít.
Nhận xét
Đăng nhận xét