Ngày Cá tháng Tư (1/4) có nguồn gốc từ nước nào?
Ngày Cá
tháng Tư hay còn gọi "ngày nói dối" có nguồn gốc từ nước Pháp. Vào
thế kỷ XVI mùa lễ hội hàng năm thường diễn ra vào ngày đầu tháng Tư và đây được
xem là ngày đầu tiên của mùa xuân. Tuy nhiên, năm 1582, Hoàng đế Charles IX đã
ra lệnh chuyển ngày đầu năm mới về ngày 1/1.
Ngày
đó, do phương tiện liên lạc còn lạc hậu, người ta truyền tin chủ yếu bằng cách
chạy bộ nên không phải người dân nào cũng biết có sự thay đổi đó. Một số người
tuy biết nhưng vẫn không chấp nhận lịch mới, họ tiếp tục đón năm mới vào ngày
1/4. Trò ngoan cố này bị quy là “ngớ ngẩn” và trở thành trò cười cho thiên hạ.
Nhiều
người khi biết được điều này đã lém lỉnh trêu đùa gọi ngày 1/4 năm đó là “ngày
nói dối”. Từ đây, cái tên “Cá tháng Tư” hay “ngày nói dối” chính thức xuất
hiện.
Theo
thời gian, trò đùa vào ngày 1/4 trở thành truyền thống và lan từ Pháp sang Anh
và Scotland (thế kỷ XVIII). Người Anh và người Pháp đưa tục lệ nói dối sang các
thuộc địa ở Bắc Mỹ. Từ đó, ngày Cá tháng Tư trở thành một lễ hội quốc tế được
chấp nhận ở nhiều nước khác nhau.
Hai
trò đùa “vô hại” để dùng trong ngày Cá tháng Tư
Ngày cá
tháng Tư là một ngày duy nhất trong năm cho phép chúng ta có thể nói dối một
cách thoải mái mà không sợ làm ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Trong ngày này những
lời nói dối gần như vô hại và chỉ mang ý nghĩa là đem lại niềm vui và tiếng
cười. Vậy nên trong ngày Cá tháng Tư này nếu bạn chưa nghĩ ra được lời nói dối
nào thú vị thì có thể tham khảo một số lời nói dối dưới đây. Chắc chắn bạn sẽ
làm cho mọi người cảm thấy vui vẻ, bất ngờ và đầy bối rối đó.
Những lời nói dối với cúc áo
và khóa quần
Đây có
thể được xem như là một câu nói dối huyền thoại và được nhiều người áp dụng rất
hữu hiệu. Bởi ít khi có ai tự nhiên nhắc tới những vấn đề tế nhị này nếu bạn
không gặp phải như "em ơi cúc áo bị tuột kìa, hoặc anh gì ơi cửa sổ của
anh đang mở đón gió à". Những lời nhắc nhở này sẽ khiến nạn nhân phải hốt
hoảng giật mình và sẽ "kiểm tra" xem có đúng hay không? Và lúc đó
những người này đã bị mắc lừa, còn bạn thì được tràng cười vỡ bụng vì đôi khi
thơ ngây quá lại trở thành ngốc nghếch.
Nói dối người yêu
Một trò
đùa mà khá nhiều cô gái thường lừa người yêu, khiến người yêu tin sái cổ, và
khi đến nơi nhận một cái kết cay đắng đó là nhắn tin cho người yêu với nội dung
"Anh ak, anh đến nhà em không? Nhanh nhanh nha, nhà em không có ai ở nhà,
anh đến ngay nhé" và chàng trai nhanh nhảu, chớp ngay cơ hội, phi đến nhà
người yêu nhưng thấy cổng khóa cửa, gọi điện cho cô người yêu thì nhận được câu
trả lời cay đắng "thì em bảo nhà em không có ai ở nhà mà". Một trò
đùa thú vị cho người yêu phải không nào?
Vậy là
bạn đã biết lý do tại sao có ngày Cá tháng Tư rồi đấy. Chúc bạn có một “ngày
nói dối” thật nhiều tiếng cười sảng khoái.
Nhận xét
Đăng nhận xét